Trung Quốc - Mông Cổ Phục bích tại châu Á

Nhà Thương

Sau khi Đế Trọng Nhâm qua đời, Thái Giáp được hữu tướng Y Doãn đưa lên ngôi. Tuy nhiên, Thái Giáp chỉ mải mê hưởng lạc, vả lại còn chuyên quyền đối xử với mọi người rất tồi tệ. Thấy Thái Giáp như vậy, Y Doãn đày ông ra Đổng Cung, gần lăng miếu của Thành Thang và tự mình nắm quyền chính.[1] Sau 3 năm, Thái Giáp hiểu ra sai lầm của mình, quyết tâm sửa chữa khuyết điểm. Khi thấy Thái Giáp biết tu tỉnh, Y Doãn đích thân đến đón rước vua về kinh đô và trao lại quyền hành cho Thái Giáp.[2] Tuy nhiên, có thuyết khác lại cho rằng không phải Y Doãn trả lại ngôi cho Thái Giáp mà cướp luôn lấy ngai vàng. Sau 7 năm, Thái Giáp trốn khỏi Đổng Cung giết chết Y Doãn giành lại ngôi, phục hồi nhà Thương.[3]

Nhà Đông Chu

Năm 675 TCN, Chu Huệ Vương chiếm đoạt vườn tược của các đại thần làm chỗ thả thú. Đại thần Biên Bá bất mãn phối hợp cùng 5 vị đại thần khác ngầm mượn quân chư hầu của Yên Trang côngVệ Huệ công về đánh thiên tử.[4] Huệ vương bỏ chạy về đất Ôn rồi sang nương nhờ nước Trịnh, Biên Bá lập vương tử Đồi lên ngôi vua.[5] Từ khi chiếm được ngôi vua, Tử Đồi chỉ ăn chơi hưởng lạc, mở yến tiệc, không thiết việc triều chính. Năm 673 TCN, Trịnh Lệ công cùng Quắc công liên minh giúp Huệ vương, mang quân đánh kinh đô Lạc ấp, giết chết Vương tử Đồi và dựng lại Huệ vương.[6]

Năm 636 TCN, Chu Tương Vương phế truất Địch vương hậu, người nước Địch bất bình đem binh sang tấn công. Tương vương phải rời bỏ kinh thành chạy sang nước Trịnh, Trịnh Văn công vốn có hiềm khích với Tương vương từ trước nên an trí thiên tử tại Phạm Thành, không cử binh giúp.[7] Vương tử Đái được người Địch lập làm vua Chu mới, ông lập Địch vương hậu bị Tương vương phế truất làm vương hậu và cùng nhau về sống ở ấp Ôn.[8] Năm 635 TCN, Chu Tương vương cầu cứu nước Tấn, Tấn Văn công hội chư hầu đuổi quân Địch và giết chết Vương tử Đái, Tương Vương nhờ đó phục vị.[9]

Nước Trịnh

Năm 700 TCN, Trịnh Chiêu công sai Tế Trọng đi giao hảo với nước Tống. Do họ mẹ của công tử Đột là họ Ung có thế lực lớn ở nước Tống nên Tống Trang công ủng hộ công tử Đột, uy hiếp buộc Tế Trọng phế Chiêu công để lập công tử Đột đang làm con tin ở nước mình. Sau khi về nước, Tế Trọng khuyên Trịnh Chiêu công nhường ngôi cho công tử Đột, Trịnh Chiêu công thất thế đành chạy sang nước Vệ, công tử Đột lên ngôi trở thành Trịnh Lệ Công.[10] Năm 697 TCN, Lệ công do oán hận Tế Trọng chuyên quyền nên cùng con rể Tế Trọng là Ung Củ mưu giết Tế Trọng nhưng mưu bại lộ, Tế Trọng làm binh biến. Trịnh Lệ công phải bỏ trốn, Tế Trọng lại đón Trịnh Chiêu công về phục ngôi.[11]

Năm 695 TCN, nhân lúc Trịnh Chiêu công ra ngoài, Cao Cừ Di mang quân đánh úp giết chết, sau đó lập công tử Vỉ lên ngôi.[12] Chẳng bao lâu, Trịnh Tử Vỉ bị Tề Tương công giết, Cao Cừ Di lại lập người con khác của Trịnh Trang công là công tử Anh lên ngôi.[13] Năm 679 TCN, Tề Hoàn công sai Tân Tu Vô đem quân giúp Trịnh Lệ công về nước, trên đường về bắt được tướng Phó Hà. Phó Hà xin ông tha tội và hứa sẽ giúp Lệ công, Lệ công đồng ý, Phó Hà bèn về kinh giết Tử Anh cùng 2 người con rồi đưa Lệ công về phục ngôi.[14]

Năm 583 TCN, Trịnh Thành công sang triều kiến nước Tấn, Tấn Cảnh công biết chuyện vua Trịnh từng hội minh với nước Sở bèn bắt giữ, công tử Ban lập anh của Thành công là Cơ Nhu làm vua mới.[11] Năm 582 TCN, người nước Trịnh nổi loạn giết Trịnh quân Nhu, đưa con của Thành công là Cơ Khôn Ngoan lên ngôi. Năm 581 TCN, vua Tấn Lệ công mới lên ngôi thấy nước Trịnh đã có vua mới cũng muốn giảng hòa nên quyết định thả Thành công về nước, Cơ Khôn Ngoan ngay lập tức hoàn vị cho cha.[15]

Năm 581 TCN, Trịnh quân Nhu bị lật đổ, do vua cha vẫn còn bị giam cầm bên Tấn quốc nên thế tử Cơ Khôn Ngoan tạm thời gánh vác chính trường nước Trịnh. Sau khi Trịnh Thành công được thả, Khôn Ngoan liền từ nhiệm.[16] Năm 570 TCN, Trịnh Thành công qua đời, Cơ Khôn Ngoan kế vị trở thành Trịnh Hy công.[11]

Nước Vệ

Năm 696 TCN, công tử Tiết và công tử Chức vốn là người được Vệ Tuyên công giao giúp Cấp Tử và công tử Thọ, đều rất bất bình việc Vệ Huệ công được lập nên làm binh biến, Vệ Huệ công phải bỏ chạy sang nước Tề nương nhờ cữu phụ là Tề Tương công. Công tử Chức và công tử Tiết lập em cùng mẹ của Cấp Tử là công tử Kiềm Mâu lên ngôi.[17] Năm 688 TCN, Tề Tương công tiến quân vào nước Vệ, Kiềm Mâu sai người cầu cứu nhà Chu. Chu Trang Vương sai Tử Đột đi cứu Vệ, nhưng quân nhà Chu yếu thế không địch nổi quân Tề, Tử Đột tử trận, Kiềm Mâu bỏ chạy sang nhà Chu. Tề Tương công giết công tử Tiết, công tử Chức và lập lại Vệ Huệ công.[18]

Năm 632 TCN, Vệ Thành công muốn liên minh với Sở Thành Vương nhưng người trong nước không ủng hộ, nội dậy đuổi phải chạy ra đất Tương Ngưu, em của ông là công tử Vũ chấp chính. Năm 632 TCN, Tấn Văn công hội chư hầu ở Tiên Thổ, xin Chu Tương vương cho Thúc Vũ làm vua Vệ, Thúc Vũ từ chối. Tấn Văn công muốn phục ngôi cho Thành công, nhưng khi Thành công về đến nơi thì cận thần là Chuyên Khuyển đã giết chết Thúc Vũ. Đại phu Nguyên Hiền tức giận báo với Tấn Văn công, Tấn Văn công đem quân đánh Vệ, bắt Vệ Thành công nộp cho Chu thiên tử, lập con thứ ba của Vệ Văn công là công tử Hà nối ngôi.[19] Năm 631 TCN, Vệ Thành công nhờ Lỗ Hy công xin hộ với vua Chu và vua Tấn và được trở về nước, tiếp đó lấy lễ hối lộ cho các đại phu nước Vệ là Chu Chuyên và Dã Cận, giục họ giết Nguyên Huyến. Dã Cận và Chu Chuyên bèn làm binh biến giết chết Nguyên Huyến và Vệ Hà, Thành công lần thứ ba bước lên vũ đài chính trị.[18]

Năm 559 TCN, đại phu nước Vệ là Tôn Lâm Phủ tập hợp lực lượng ở ấp Thích khởi binh đánh Vệ Hiến công, Hiến công bỏ chạy đến ấp Quyến rồi lưu vong sang nước Tề.[20] Nguyên nhân vụ việc này do vua Vệ ham chơi, không chú trọng việc chính sự. Hai đại phu Tôn Lâm Phủ và Ninh Thực vào cung chờ thiết triều nhưng Hiến công vẫn chơi bắn ngỗng, Tôn Lâm Phủ giận lui về ấp, phái con là Tôn Khoái vào triều. Vệ Hiến công bèn phái Nhạc sư ca thiên cuối bài Xảo ngôn trong Kinh Thi để trách móc Tôn Lâm Phủ, Nhạc sư không chịu ca, người phó là Sư tào vốn mắc oán với Hiến công bèn nhận ca thay. Do Tôn Khoái về báo lại việc này cho cha biết, nên Tôn Lâm Phủ mới quyết định hành sự, ông lập em Hiến công là Cơ Thu lên ngôi, đó là Vệ Thương công.[21] Năm 546 TCN, con của Ninh Thực là Ninh Hỷ vì nghe lời cha dặn trước lúc lâm chung là nên ủng hộ vua cũ phục vị đã làm chính biến giết chết Vệ Thương công, Hiến công được Ninh Hỷ rước trở lại làm vua.[18]

Năm 480 TCN, cha của Vệ Xuất công là Cơ Khoái Hội được sự hỗ trợ của anh rể là Khổng Cơ từ nước Tấn lưu vong bí mật quay về nước Vệ. Sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng, Khổng Cơ sai Hồn Lương Phu mang quân tấn công vào cung Vệ Xuất công. Đại phu Loan Vinh sắp uống rượu, nghe tin có loạn, vội dắt Vệ Xuất công lên xe bỏ chạy sang nước Lỗ, mang theo cả ấn tín quốc quân nước Vệ. Khoái Hội lên làm quân chủ, tức là Vệ Trang công.[22] Nguồn cơn của chuyện cha lật đổ con bắt đầu từ việc Khoái Hội muốn hành thích mẹ là phu nhân Nam Tử bởi bà thông dâm với anh ruột là Tống Triều, việc hành thích này bị bại lộ khiến Khoái Hội sợ hãi phải bỏ trốn. Khi vua cha Vệ Linh công qua đời đáng lý người nối ngôi phải là Khoái Hội, nhưng Linh công lại lập con Khoái Hội là Cơ Triếp, do vậy Khoái Hội nuôi ý chí giành lại ngôi vị đúng ra phải thuộc về mình. Tuy vậy, Vệ Trang công làm quân chủ không lâu thì bị người nước Vệ đuổi, phải bỏ chạy rồi bị giết.[23] Do sự can thiệp của nước Tề, Vệ Ban Sư – vị quân chủ được nước Tấn ủng hộ - bị đánh đuổi, Vệ Khởi được lập lên ngôi, nhưng Vệ Khởi cũng chỉ chấp chính được một thời gian ngắn thì bị đại phu Thạch Phố mang quân trục xuất phải bỏ chạy sang nước Tề. Năm 476 TCN, Thạch Phố đón Vệ Xuất công trở về nước làm quân chủ lần thứ hai.[24]

Nước Tống

Năm 639 TCN, Tống Tương công muốn nhờ sức nước Sở để hiệu triệu chư hầu, bèn nhờ cậy Sở Thành Vương, Sở Thành vương giả vờ nhận lời. Khi ra hội, các nước đều sợ nước Sở mạnh nên ngả theo Sở Thành vương. Sở Thành vương bèn đặt phục binh, chờ Tống Tương công đến liền bắt giữ rồi đem quân đánh Tống,[25] người nước Tống tạm lập Công tử Mục Di lên làm vua để giữ nước. Mùa đông năm đó, Sở Thành vương mời Lỗ Hi công đến hội minh ở đất Bạc. Lỗ Hi công xin Sở Thành vương thả Tống Tương công về, Sở Thành vương nghe theo.[26]

Nước Cử

Năm 528 TCN, sau khi Cử Trứ Khâu công mất, con trai là Kỷ Cuồng kế vị, tức Cử Giao công. Do Cử Giao công không thể hiện thái độ đau buồn về cái chết của vua cha nên người trong nước bất phục, muốn lập em trai của Trứ Khâu công là công tử Canh Dư làm vua, công tử Ý Khôi cực lực phản đối chuyện này. Bồ Dư hầu thấy vậy giết chết công tử Ý Khôi, đón công tử Canh Dư từ nước Tề về làm quốc quân, tức Cử Cộng công, Cử Giao công phải chạy trốn sang nước Tề.[27] Đến năm 518 TCN, người nước Cử vì không chịu nổi sự bạo ngược của Cộng công nên lại nổi loạn khiến Cộng công phải bỏ chạy sang nước Lỗ, Giao công được đón về nước trở lại ngôi báu.[28]

Nước Sái

Năm 509 TCN, Sái Chiêu hầu sang triều kiến Sở Chiêu vương. Ông có một đôi ngọc bội và một đôi áo cầu rất đẹp, dâng cho Sở Chiêu vương mỗi thứ một chiếc, còn lại mình dùng. Trong tiệc, ông cùng vua Sở mặc áo cầu và đeo ngọc bội. Vua Sở còn nhỏ nên tướng quốc nước Sở là Nang Ngõa làm phụ chính. Nang Ngõa thấy Sái Chiêu hầu có đồ quý nổi lòng tham, muốn đòi áo và ngọc bội của ông, Sái Chiêu hầu không cho. Vì vậy Nang Ngõa bèn gièm pha với Sở Chiêu vương, giam lỏng ông ở lại nước Sở không cho về.[29] Sau này Sái Chiêu hầu thấy Đường Thành công cũng bị bắt như mình bởi chấp nhận dâng ngựa quý cho Nang Ngoã mới được phóng thích nên đành hiến áo cầu và ngọc bội cho Nang Ngõa, ông mới được thả về nước sau 3 năm bị giam cầm.[30]

Nước Đường

Năm 507 TCN, Đường Thành công đến triều kiến nước Sở, có đôi ngựa quý, bị lệnh doãn Nang Ngõa đòi, nhưng vua Đường từ chối, Nang Ngõa liền bắt giam vua nước Đường. Năm 506 TCN, người nước Đường bàn nhau lấy ngựa quý dâng cho Nang Ngõa để xin cho vua Đường về, Nang Ngõa bằng lòng.[29] Tuy nhiên, do Đường Thành công kết minh với quân Ngô tấn công Sở nên sau khi Sở Chiêu Vương phục quốc đã lập tức hưng binh tấn công tiêu diệt nước Đường.[31]

Nước Sở

Năm 506 TCN, nước Sái xin viện quân nước Tấn để diệt nước Thẩm, Sở Chiêu Vương ở vì trả thù cho Thẩm mà đem vây Sái. Sái Chiêu hầu lo lắng, sai người đi cầu cứu nước Ngô, Ngô vương Hạp Lư cùng Tôn VũNgũ Viên khởi đại quân đi đánh Sở để giúp Sái.[32] Quân Sở liên tiếp đại bại, Chiêu vương được đại phu Đấu Tân cùng em là Đấu Sào mang chạy trốn sang nước Tùy, trú ở phía bắc cung điện của Tùy hầu.[33] Năm 505 TCN, Chiêu vương cử Thân Bao Tư, sang nước Tần cầu cứu. Bao Tư khóc trước sân điện Tần bảy ngày không ăn uống, làm Tần Ai công (anh Thái phu nhân Bá Doanh, cậu của Chiêu vương) cảm động, đồng ý giúp quân. Trong khi liên quân Tần-Sở đang giao chiến kịch liệt chưa phân thắng bại thì nội bộ nước Ngô có loạn, Hạp Lư buộc phải lui binh, Sở Vương nhờ đó phục quốc.[34]

Năm 479 TCN, Bạch công Thắng đẩy lui quân Ngô, lấy cớ đem chiến lợi phẩm dâng vua, đem binh vào Dĩnh đô, bắt giam Sở Huệ vương, an trí ở Cao Phủ rồi tự lập làm vua.[35] Trước đây, Bạch công Thắng từng xin lệnh doãn nước Sở là Tử Tây giúp binh cho mình đánh nước Trịnh để báo thù người nước Trịnh giết cha, Tử Tây đã có hứa. Tuy nhiên, khi nước Tấn đem quân đánh Trịnh, Tử Tây lại đem quân cứu Trịnh. Bạch công tức giận, từ đó tập hợp binh mã chờ cơ hội để chuẩn bị cướp nước Sở. Vài tháng sau, Diệp công Thẩm Chư Lương dẫn quân về Sính Đô đánh bại Bạch công, Bạch công trốn sang Sơn Trung và tự tử, Thẩm Chư Lương đón Sở Huệ vương phục ngôi.[34]

Nước Việt

Việt Vương Câu Tiễn

Năm 494 TCN, Việt Vương Câu Tiễn bị quân Ngô đánh bại phải đầu hàng. Ông sai Văn Chủng đem gái đẹp, của quý lẻn đến đưa cho Bá Hi. Bá Hi nhận rồi nói giúp với vua Ngô để cứu nước Việt, kết quả nước Việt không bị xóa sổ với điều kiện Câu Tiễn phải chấp nhận sang Ngô làm tù binh.[36] Sau 3 năm nhẫn nại phục dịch cùng với vợ ở nước Ngô, mà điển hình nhất là khi vua Ngô ốm Câu Tiễn đã sẵn sàng nếm phân để thử thuốc, nhờ sự nhịn nhục như vậy nên ông đã giành được sự tin tưởng tuyệt đối của Ngô vương Phù Sai và được thả về trở lại làm vua nước Việt.[37] Sau này, Câu Tiễn kiên trì theo đuổi mục tiêu phục thù trong mười năm bằng cách tự đày đọa chính mình như: kê gối bằng gỗ khi ngủ, ăn thức ăn của những người nghèo khó...gọi là "nằm gai nếm mật".[38] Tuy bên trong nuôi chí phục thù, nhưng ngoài mặt giả vờ tuân phục, hằng năm đều đặn triều cống nước Ngô, ông giao Phạm Lãi bí mật luyện tập quân đội, tích trữ quân lương.[39] Cùng lúc, Phạm Lãi dùng mỹ nhân kế, đem Tây Thi dâng cho Ngô vương Phù Sai làm cho vua Ngô hoang dâm, xa xỉ, bỏ bê chính sự, giết hại trung thần.[40] Kết quả, năm 473 TCN, Câu Tiễn đã tiêu diệt nước Ngô, trở thành vị bá chủ cuối cùng của thời Xuân Thu.[41]

Nước Mân Việt

Năm 220 TCN, Tần Thủy Hoàng mở cuộc chiến tranh xuống phương Nam tấn công Bách Việt. Mân Việt Vương Vô Chư thất bại đành chấp nhận đầu hàng, nước Mân Việt bị đổi thành quận Mân Trung, Vô Chư vẫn cai trị vùng đất này nhưng chỉ giữ vai trò Thổ ty, được gọi là Quân trưởng.[42] Năm 209 TCN, các cuộc nổi dậy chống Tần bùng lên mạnh mẽ, Vô Chư cũng hưởng ứng tự xưng là Mân Việt Vương trở thành thế lực cát cứ độc lập, nhưng khi nhà Tần sụp đổ ông lại không được Hạng Vũ phân phong. Sau đó, Vô Chư quay giáo ủng hộ Hán Vương Lưu Bang phản Tây Sở, nhờ công trạng này nên năm 202 TCN khi nhà Hán thành lập ông chính thức được Hán Cao Đế cho phép phục quốc.[43]

Nước Tề

Năm 208 TCN, Tề Liệt Vương Điền Đam đem binh đi cứu nước Ngụy bị tướng TầnChương Hàm vây đánh bị tử trận, người nước Tề nghe tin vua Tề chết bèn tôn Điền Giả lên làm Tề vương, bấy giờ ông đã trên dưới 60 tuổi.[44] Điền Giả đề phòng biến loạn, muốn củng cố vững chắc ngôi vị nên điều quân ra ngăn cản các em của Điền Đam là Điền VinhĐiền Hoành về nước, Điền Vinh và Điền Hoành nhờ Hạng Lương (tướng nước Sở) mang quân sang giúp cứu, đánh lui được Chương Hàm.[45] Điền Vinh mưu tính việc riêng, đem quân về nước giành lại quyền cai trị nước Tề, Điền Giả không chống nổi Điền Vinh, phải chạy trốn sang nước Sở, Điền Vinh lập con của Điền Đam là Điền Thị làm Tề Vương.[46] Năm 205 TCN, sau khi đánh đuổi Điền Vinh chạy lên Bình Nguyên, Hạng Vũ lại đưa Điền Giả trở về nước Tề phục vị.[47] Tuy nhiên không lâu sau, nghe tin Điền Vinh bị dân Bình Nguyên giết, em ông ta là Điền Hoành cũng lập con Điền Vinh là Điền Quảng làm Tề vương tại Thành Dương, như vậy trên lãnh thổ nước Tề có hai vua cùng tồn tại.[48] Bấy giờ, Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ chưa dẹp xong lực lượng chống đối của Điền Quảng và Điền Hoành, thì nghe tin Bành Thành thất thủ về tay Hán Vương Lưu Bang phải trở về cứu. Điền Hoành thừa cơ tấn công Điền Giả, Điền Giả không chống cự nổi, lại chạy sang hàng nước Sở, lần này nước Sở không thu nhận mà giết chết ông.[49]

Nước Lang NhaNước Yến

Năm 181 TCN, Doanh Lăng Hầu Lưu Trạch nhờ thành hôn với cháu của Lã thái hậu nên được phong làm vua nước Lang Nha.[50] Năm 180 TCN, Lã thái hậu chết, họ Lã tiến hành bạo loạn.[51] Tề Ai Vương Lưu Tương ở phía tây khởi binh muốn đánh vào Trường An dẹp loạn nhưng không đủ quân, bèn giả hẹn Lưu Trạch đến nước Tề rồi bắt làm con tin để đoạt hết quân Lang Nha, nước Lang Nha do vậy sáp nhập vào nước Tề [52] Năm 179 TCN, loạn họ Lã bị dẹp, các đại thần tôn lập Đại Vương Lưu Hằng lên ngôi, tức Hán Văn Đế. Tề Ai Vương đành rút quân về nước, Hán Văn Đế xét công trạng của ông, bèn cải phong ông làm Yên Vương thay cho vị trí của Lã Thông, tuy nhiên chỉ 1 năm sau Lưu Trạch bị bệnh mất.[53]

Nước Thành Dương

Năm 169 TCN, Hán Văn Đế dời Thành Dương Cung Vương Lưu Hỉ sang làm Hoài Nam Vương để phụng tự cho em trai mình là Hoài Nam Lệ Vương Lưu Trường.[54] Được 4 năm, Văn Đế cải lập con Lưu Trường là Lưu An làm Hoài Nam vương, Lưu Hỉ trở về làm vua ở Thành Dương lần thứ hai.[55]

Đế quốc Hung Nô

Năm 57 TCN, một quý tộc Hung Nô là Ô Tịch tự xưng là thiền vu, nhưng chẳng bao lâu bị Hô Hàn Da thiền vu đánh bại nên đã tự mình phế đi phong hiệu.[56] Năm 56 TCN, nội bộ Hung Nô phát sinh phản loạn, một người con trai của hàng tướng Lý Lăng (không rõ tên) đã ủng hộ Ô Tịch lên làm thiền vu lần thứ hai, nhưng sự việc thất bại nhanh chóng khiến cả hai đều bị Hô Hàn Da thiền vu sát hại.[57]

Nhà Tây Hán

Năm 8, Hán Nhũ Tử bị quyền thần Vương Mãng ép phải nhường ngôi cho mình, lập ra nhà Tân (8-23). Lúc đó Nhũ Tử Anh mới 4 tuổi, bị giáng phong làm Định An công.[58] Năm 23, quân khởi nghĩa Lục Lâm đánh vào Trường An giết chết Vương Mãng. Thủ lĩnh quân Lục Lâm là hoàng thân Lưu Huyền được lập lên ngôi, tức là vua Canh Thủy Đế. Canh Thuỷ Đế sớm có tư tưởng hưởng lạc, trong khi các lực lượng quân phiệt cát cứ còn nhiều, chính quyền Canh Thuỷ suy yếu nhanh chóng. Năm 25, Lưu Anh lên 20 tuổi. Tướng Phương Vọng ở Bình Lăng thấy chính quyền Canh Thuỷ đã loạn, bèn lập ông lên ngôi để chống Lưu Huyền.[59] Lưu Huyền sai Lý Tùng mang quân trấn áp, Phương Vọng thế yếu không chống lại được Lý Tùng, cuối cùng cả Phương Vọng và Lưu Anh đều bị giết chết.[60]

Nhà Tây Tấn

180px|nhỏ|phải|Tấn Huệ Đế

Tháng giêng năm 301, Triệu Vương Tư Mã Luân theo kế của Tôn Tú ép cháu ruột là Tấn Huệ Đế phải nhường ngôi cho mình, an trí Huệ Đế ra thành Kim Dung. Tề vương Tư Mã Quýnh vốn có công cùng Luân phế Giả hậu chỉ được ban chức nhỏ mà sinh lòng oán hận, nhân dịp Luân cướp ngôi bèn sai người cầm hịch triệu tập một loạt vương thất như Hà Gian vương Tư Mã Ngung, Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh, Thường Sơn vương Tư Mã Nghệ, Tân Dã công Tư Mã Hâm tham chiến để trừ bỏ Luân.[61] Tháng 4 năm đó, Tề vương Quýnh hợp binh với các vương công, thanh thế rất lớn, Tư Mã Luân nhanh chóng tan rã thua trận và bị bắt. Tề vương Quýnh cùng các vương công tiến vào kinh, bắt Luân và phe cánh Tôn Tú, rồi sai người tới thành Kim Dung rước Huệ Đế về cung, lập lại làm vua.[62]

Nước Đại

Năm 327, Trung Sơn công Thạch Hổ của nhà Hậu Triệu phái quân tấn công Thác Bạt Hột Na, Thác Bạt Hột Na bại trận phải dời thủ phủ đến Đại Ninh (nay thuộc Trương Gia Khẩu, Hà Bắc). Năm 329, Hạ Lan bộ và các tù trưởng khác cùng nhau lập con trai của một người anh em họ của Thác Bạt Hột Na là Thác Bạt Ế Hòe lên làm Đại vương, Thác Bạt Hột Na đào thoát đến Vũ Văn bộ. Năm 335, Thác Bạt Ế Hòe giết chết cữu phụ là Hạ La Ái Đầu, tức tù trưởng của Hạ Lan bộ, các bộ lạc do vậy đã nổi loạn, Thác Bạt Hột Na từ Vũ Văn bộ trở về, lại được ủng hộ lên làm Đại vương.[63]

Năm 335, Thác Bạt Ế Hòe bị mất ngôi phải đào thoát đến Hậu Triệu. Năm 337, Thác Bạt Ế Hòe được tướng Lý Mục của Hậu Triệu hộ tống về Đại Ninh, các thuộc hạ cũ của Thác Bạt Ế Hòe lần lượt quy phục, Thác Bạt Hột Na thất bại lại phải chạy đến Tiền Yên, sau đó không rõ tung tích.[64]

Nhà Đông Tấn

Năm 403, Sở vương Hoàn Huyền yêu cầu Tấn An Đế ban một chiếu chỉ nhường ngôi cho mình, Hoàn Huyền sau đó chiếm đoạt ngai vàng và trở thành Vũ Điệu Hoàng Đế của nước Sở. An Đế bị giáng làm Bình Cố vương, được quản thúc tại gia. Năm 404, tướng của Hoàn Huyền là Thái thú Hạ Bì Lưu Dụ, nhận thấy Hoàn Huyền thiếu tài quản trị và sự ủng hộ nên đã lập một liên minh tiến hành nổi dậy chống lại Hoàn Huyền, bắt đầu tại Kinh Khẩu (nay thuộc Trấn Giang, Giang Tô) và vươn đến Kiến Khang chỉ trong vòng vài ngày.[65] Hoàn Huyền chạy trốn về lãnh địa cũ ở Giang Lăng (nay thuộc Kinh Châu, Hồ Bắc) song đem An Đế đi cùng, quân đồng minh của Lưu Dụ là Lưu Nghị, Hà Vô Kị và em trai ông là Lưu Đạo Quy đến vùng lân cận Giang Lăng và đánh bại quân của Hoàn Huyền. Hoàn Huyền cố đào tẩu một lần nữa, song bị quân của tướng Mao Cừ giết chết.[66] An Đế được phục vị tại Giang Lăng bởi các quan Vương Khang SảnVương Đằng Chi. Tuy nhiên, cháu trai của Hoàn Huyền là Hoàn Chấn sớm sau đó đã đánh úp Vương Khang Sản và Vương Đằng Chi và chiếm Giang Lăng, bắt An Đế làm con tin mặc dù bề ngoài tôn vinh An Đế là hoàng đế. Năm 405, Giang Lăng thất thủ trước quân của Lưu Nghị, Hoàn Chấn chạy trốn, An Đế được chào đón trở lại Kiến Khang.[67]

Nước Tây Tần

Năm 400, Hậu Tần Văn Hoàn Đế Diêu Hưng phát động một chiến dịch lớn chống lại Tây Tần, gần như toàn bộ quân Tây Tần bị bắt. Tần Vũ Nguyên Đế Khất Phục Càn Quy nhận thấy không thể duy trì đất nước hơn nữa, lệnh cho các quan lại đầu hàng Hậu Tần, trong khi bản thân mình lại theo về phía Nam Lương.[68] Lo ngại Khất Phục Càn Quy có thể cố tái lập đất nước, vua Nam Lương là Thốc Phát Lợi Lộc Cô đã cho quân theo sát ông. Khất Phục Càn Quy bèn phái cử các huynh đệ của mình đến kinh thành Tây Bình của Nam Lương làm con tin, sau đó lợi dụng lúc lính Nam Lương nới lỏng canh giữ, ông đã trốn đến Hậu Tần và được phong chức Quy Nghĩa hầu.[69] Diêu Hưng trao toàn bộ số quân lính bị bắt cho Khất Phục Càn Quy và cho ông trấn thủ kinh thành của Tây Tần trước đây là Uyển Xuyên, vì vậy trên thực tế Khất Phục Càn Quy lại có được vị trí vốn có trước đó, song nay là một chư hầu của Hậu Tần. Ông đã nhanh chóng lập lại cấu trúc chính quyền, song các quan lại nay có tước vị thấp hơn để thể hiện sự khuất phục trước Hậu Tần. Năm 409, khi thấy thời cơ đã chín muồi, Khất Phục Càn Quy tự xưng là Tần vương, phục hưng nước Tây Tần, đồng thời cải niên hiệu.[70]

Đãng Xương Quốc

Năm 550, quân chủ nước Đãng Xương là Lương Di Định bị người tù trưởng trong họ là Lương Lão Cam đánh úp bất ngờ phải bỏ chạy sang Tây Ngụy nương náu, Lương Lão Cam tự lập làm vua Đãng Xương.[71] Thừa tướng Tây Ngụy là Vũ Văn Thái phái các tướng như: Vũ Văn Quý, Đậu Lư Nịnh, Sử Nịnh đem quân thảo phạt Lương Lão Cam.[72] Lương Lão Cam không chống nổi sức tấn công của Tây Ngụy, bị bắt sống đem ra pháp trường sử trảm để thị chúng, Lương Di Định được đưa trở lại làm vua Đãng Xương.[73]

Nước Cao Xương

Năm 613, một người trong tông thất họ Khúc (không rõ tên) đã làm cuộc chính biến, lật đổ đương kim quân chủ Khúc Nhã Thái rồi tự lập làm Cao Xương Vương, đổi niên hiệu là Hòa Nghĩa.[74] Sau bảy năm lưu vong, Khúc Nhã Thái mới có cơ hội về nước, ông đã đánh bại Hòa Nghĩa Vương để khôi phục địa vị của mình.[75]

Nhà Tùy

Năm 619, Trịnh vương Vương Thế Sung tuyên bố rằng Hoàng Thái Chủ mệnh thiện vị cho mình, kết thúc triều Tùy. Vương Thế Sung đăng cơ và trở thành hoàng đế của nước Trịnh, giáng Dương Đồng làm Lộ quốc công.[76] Một tháng sau, phụ tử Bùi Nhân CơBùi Hành Nghiễm cùng với Vũ Văn Nho Đồng, Vũ Văn ÔnThôi Đức Bản lập mưu giết chết Vương Thế Sung và phục vị cho Dương Đồng. Tuy nhiên, do tin tức bị bại lộ nên những người chủ mưu quyết định khởi sự khi công tác chuẩn bị còn dang dở, Dương Đồng trở lại ngôi cửu ngũ chí tôn chưa ấm chỗ thì đã bị phế.[77] Anh của Vương Thế Sung là Tề vương Vương Thế Uyển thuyết phục Vương Thế Sung rằng phải giết chết Dương Đồng để ngăn ngừa các âm mưu tương tự lặp lại, Vương Thế Sung chấp thuận và khiển huynh tử là Đường vương Vương Nhân Tắc cùng gia nô Lương Bách Niên đi ép buộc Dương Đồng phải uống thuốc độc.[78]

Nhà Đường

Đường Trung TôngĐường Duệ Tông

Năm 684, Đường Trung Tông muốn phong nhạc phụ Vi Huyền Trinh làm Tể tướng, Bùi Viêm hết sức can ngăn nhưng không được, bèn mật cáo với Võ Thái hậu. Võ Thái hậu vào triều, tuyên chiếu phế truất ông làm Lư Lăng vương, rồi giam lỏng ông ở biệt sở.[79] Võ Thái hậu quyết định lập Tương vương Lý Đán lên ngôi, tức Đường Duệ Tông. Trung Tông bị lưu đày đến Phòng châu, rồi Quân châu. Ít lâu sau, Võ Thái hậu phế luôn Lý Đán, tự xưng hoàng đế, đặt quốc hiệu là Chu.[80] Năm 697, Võ Thái hậu ra lệnh rằng Lý Hiển trong người có bệnh, đặc cách cho về kinh, lại cho phép thê tử, con cái đi theo.[81] Hoàng tự Lý Đán dâng sớ xin nhường ngôi kế vị cho Lý Hiển, Thái hậu bằng lòng, đổi hoàng tự là Tương vương và phong Lý Hiển làm Hoàng thái tử. Năm 705, Võ Thái hậu bị bệnh nặng nằm trong cung.[82] Hai sủng nam Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông nắm quyền trong cung, trông giữ mọi việc. Các tướng Trương Giản Chi, Thôi Huyền Vĩ, Hoàn Ngạn Phạm, Viên Thứ Kỉ, Lý Đa Tộ, Kính Huy cùng Tiết Tư Hành dẫn quân tiến vào Huyền Vũ Môn, sai Đồng Hiệu Nghệ đến Đông cung nghênh đón Lý Hiển. Lý Hiển đồng tình, theo bọn họ vào cung, bọn Giản Chi ép Thái hậu nhường ngôi Lý Hiển. Thái hậu ra lệnh cho Lý Hiển làm giám quốc, ngày hôm sau chính thức nhường ngôi cho ông. Lý Hiển phục ngôi, bỏ quốc hiệu Chu, nhà Đường tái lập.[83]

Năm 690, nhiều phe cánh của Võ Thái hậu trong triều dâng sớ khuyên bà xưng đế, Đường Duệ Tông biết thế cục bất lợi, cũng đành xin Thái hậu lên ngôi. Võ Thái hậu bằng lòng đăng cơ, đổi quốc hiệu thành Đại Chu, nhà Đường bị gián đoạn. Duệ Tông bị Thái hậu giáng làm người kế vị, nhưng được gọi là Hoàng tự thay vì thái tử.[84] Năm 705, sau cuộc chính biến cung đình, Đường Trung Tông phục vị định lập Lý Đán làm Thái đệ nối ngôi, nhưng ông từ chối. Năm 710, Đường Trung Tông đột nhiên băng hà, Vi hoàng hậu nắm giữ triều chính, tuyên bố lập Ôn vương Lý Trọng Mậu làm đế, xưng Đường Thương Đế. Ít lâu sau, công chúa Thái BìnhLý Long Cơ khởi binh diệt tan thế lực của Vi hoàng hậu, ép Thương Đế hạ chiếu nhường ngôi cho Lý Đán. Ban đầu Lý Đán cố từ chối, nhưng sau đó đã chấp thuận đăng cơ lần thứ hai.[85]

Đường Hy TôngĐường Chiêu Tông

Năm 881, quân khởi nghĩa nông dân do Hoàng Sào chỉ huy tấn công vào kinh đô Trường An, Đường Hy Tông từ bỏ kinh thành và chạy đến Thành Đô. Hoàng Sào xưng đế, đặt quốc hiệu Đại Tề, nhưng liên tục phải chiến đấu với các Tiết độ sứ trung thành với nhà Đường, đến năm 884 thì bị tiêu diệt.[86] Năm 885, Đường Hy Tông mới quay trở lại Trường An vì vướng cuộc loạn khác của Tần Tông Quyền.[87] Năm 886, lại xảy ra vụ tranh chấp nghiêm trọng giữa Điền Lệnh TưHà Trung Tiết độ sứ Vương Trọng Vinh. Vương Trọng Vinh liên thủ với Lý Khắc Dụng đánh bại Điền Lệnh Tư cùng các đồng minh và tiến về Trường An, Điền Lệnh Tư đưa Đường Hy Tông chạy đến Hưng Nguyên.[88] Chu MaiLý Xương Phù chống đối Đường Hy Tông và tôn Lý Uân làm hoàng đế tại Trường An, các Tiết độ sứ khác có vẻ sẵn sàng công nhận Lý Uân. Đối mặt với tình thế này, Điền Lệnh Tư đã từ chức chỉ huy Thần Sách quân và chạy đến Tây Xuyên với Trần Kính Tuyên. Thay thế Điền Lệnh Tư là Dương Phục Cung. Dương Phục Cung dùng quan hệ vốn có với Vương Trọng Vinh và Lý Khắc Dụng để thuyết phục họ lại công nhận và ủng hộ Đường Hy Tông.[89] Sau đó, thuộc hạ của Chu Mai là Vương Hành Du đã ám sát chủ tướng và buộc Lý Uân phải chạy trốn đến Hộ Quốc và bị giết. Tiếp đó bộ tướng của Đường Hy Tông là Lý Mậu Trinh đã đánh bại Lý Xương Phù và đoạt lấy Phượng Tường, Đường Hy Tông trở về Trường An phục vị vào năm 887[90]

Năm 900, Đường Chiêu Tông trong một dịp uống say đã hạ sát vài thái giám và cung nữ, hoạn quan Tả trung uý Lưu Quý Thuật bất bình dẫn cấm quân đột nhập vào nội cung phối hợp với Hữu quân Trung uý Vương Trọng Tiên bắt giam ông,[91] sau đó bọn họ ngụy tạo chiếu thư với nội dung là Chiêu Tông nhường ngôi cho Thái tử Lý Dụ để lui về hậu cung làm Thái thượng hoàng.[92] Tuy nhiên, việc chuyển giao quyền lực này chỉ diễn biến trong 3 tháng thì có Tuyên Vũ Tiết độ sứ Chu Toàn Trung được sự phối hợp với Tể tướng Thôi Dận đã bày mưu tập hợp các hữu quân bộ tướng lật đổ được Lý Dụ rồi rước Chiêu Tông trở lại ngai vàng[93]

Nhà Nam Tống

Tống Cao Tông

Năm 1129, hai tướng Miêu PhóLưu Chánh Ngạn phát động cuộc chính biến, nhằm tiêu diệt phe chống đối của Xu mật xứ Vương Uyên cùng thế lực nội thị.[94] Do Tống Cao Tông không chấp nhận những yêu cầu của phản quân nên bị ép phải nhường ngôi cho Thái tử Ngụy quốc công Triệu Phu, vì thái tử lúc ấy mới 3 tuổi nên Miêu Phó và Lưu Chính Ngạn dùng vũ lực buộc Cao Tông xuống chiếu để Long Hựu thái hậu Mạnh thị buông rèm nhiếp chính, chủ yếu là họ dễ bề thao túng triều đình. Cao Tông đành lui về làm Thái thượng hoàng, được tôn làm Duệ Thánh Nhân Hiếu Hoàng Đế.[95] Tuy nhiên, chỉ hơn 1 tháng sau, danh tướng Hàn Thế Trung đem quân về kinh đánh dẹp loạn đảng. Triệu Phu cũng chết không rõ nguyên nhân, nhờ đó Cao Tông phục vị.[96]

Nhà Nguyên

Nguyên Văn Tông

Năm 1329, Nguyên Văn Tông Tugh Temür làm lễ thoái vị trao Ngọc tỷ truyền quốc cho anh là Chu vương Kuśala khi vị thân vương này vừa ở Mạc Hoa về tới Đại Đô, ông được lập làm Hoàng trữ để kế vị sau này.[97] Thực ra Kuśala được quần thần chọn làm người nối ngôi Thái Định Đế nhưng do ở quá xa chưa về đăng cơ thì trong triều đã xảy ra nội loạn, Bình Chương Chính Sự Đảo Thích Sa lập con của Thái Định Đế là Borjigin Arigabag lên ngôi tức Nguyên Thiên Thuận Đế. Được sự hỗ trợ của Khu mật viện sự El Temür, Tugh Temür dẹp tan cuộc nội loạn này rồi tuyên bố tạm thời đăng cơ để chờ anh về tiếp nhiệm, tuy nhiên khi biết tin mình được tôn vị Kuśala lập tức xưng đế ngay tại Hòa Lâm, sau đó mới kéo quân về kinh kế vị ngai vàng.[98] Sáu tháng sau, Tugh Temür lại nghe lời xúi giục của Khu mật viện sự El Temür bày mưu mời Minh Tông dự yến đầu độc chết rồi tuyên bố phục vị.[99]

Nước ChuNước Ngô

Trương Sĩ Thành

Năm 1356, Chu Thành Vương Trương Sĩ Thành phái binh tấn công Trấn Giang của Ngô Vương Chu Nguyên Chương nhưng thất bại. Ngô Vương thừa thắng tiến đánh các khu vực như Thường Châu, Trường Hưng, Giang Âm, Thường Thục của Chu Vương, bắt sống em Chu Vương là Trương Sĩ Đức.[100] Lúc này, Phương Quốc Trân (đã đầu hàng nhà Nguyên) đánh chiếm Côn SơnThái Thương, khiến Trương Sĩ Thành lưỡng đầu thọ địch, chính quyền nước Chu rơi vào cảnh nguy khốn, lòng người dao động.[101] Năm 1357, Trương Sĩ Thành quyết định đầu hàng nhà Nguyên, để tìm kiếm sự giúp đỡ, ông được phong chức Thái uý, trở thành công cụ trấn áp quân khởi nghĩa nông dân của triều đình.[102] Năm 1363, Trương Sĩ Thành phái Lữ Trân đánh hạ An Phong, giết chết thủ lĩnh quân Khăn đỏ Lưu Phúc Thông. Đến lúc này, ông đã khống chế một khu vực rộng lớn: nam đến Thiệu Hưng, bắc vượt Từ Châu đến Kim Câu thuộc Tế Ninh, tây giáp Nhữ - Dĩnh và Hào - Tứ, đông gặp biển, dài hơn 2000 dặm, có mấy chục vạn giáp binh.[103] Sau nhiều lần thỉnh cầu nhà Nguyên phong vương đều bị cự tuyệt, ông liền rời bỏ triều đình, tự ý xưng vương, đặt quốc hiệu là Ngô.[104]

Nhà Minh

Minh Anh Tông

Năm 1449, Minh Anh Tông do nghe lời một viên hoạn quan thân tín là Vương Chấn nên trực tiếp chỉ huy binh sĩ tấn công rợ Ngõa Lạt. Kết quả ông thua trận và bị bắt ở sự biến Thổ Mộc bảo, việc này khiến người em trai là Thành vương Chu Kỳ Ngọc lên kế vị, tức Minh Đại Tông.[105] Triều đình nhà Minh dùng vàng bạc để chuộc cựu hoàng, Anh Tông lên đường trở về Trung Quốc sau 1 năm làm tù binh. Khi qua An Định Môn, vua em Đại Tông cùng văn võ bá quan ra đón, rồi đưa ông về ở trong Nam cung và ông trở thành Thái Thượng hoàng.[106] Sau đó, bởi triều thần có người muốn Thái Thượng hoàng phục tịch khiến Đại Tông nổi giận, Đại Tông trở nên dè dặt Thái Thượng hoàng và cho người giám sát ông. Năm 1457, bằng Đoạt môn chi biến, Anh Tông trở lại Hoàng vị của mình sau 7 năm bị giam lỏng.[107]

Diệp Nhĩ Khương hãn quốc

Năm 1632, Shodja ad-Din Ahmad Khan bị lật đổ, chỉ tại ông trọng dụng các Amir của Aksu vì trước đây các Amir đó đã ủng lập ông, điều này khiến các Amir ở Diệp Nhĩ Khương bất mãn.[108] Kết quả, họ tẩy tray Shodja ad-Din Ahmad Khan, đưa anh trai ông là Qilich Khan lên ngôi, Shodja ad-Din Ahmad Khan bỏ chạy sang Aksu.[109] Năm 1635, Thống đốc TurpanAbdul Rahhan nổi dậy ở phía đông, đem binh đánh chiếm Aksu, Shodja ad-Din Ahmad Khan chạy trốn trở lại Diệp Nhĩ Khương.[110] ShadiZhuo thuyết phục Qilich Khan thu nhận Shodja ad-Din Ahmad Khan, sau đó không lâu, Shadi và Zhuo giết Qilich Khan, thiết lập lại Shodja ad-Din Ahmad Khan.[111]

Thổ Tạ Đồ Hãn Bộ

Năm 1793, Thổ Tạ Đồ Hãn đời thứ chín là Tsedendorj phạm trọng tội, Thanh Cao Tông hạ lệnh phế trừ hãn vị, con trai trưởng của ông là Minjer Dorzi được quyền thay thế.[112] Nhưng chỉ một năm sau, Minjer Dorzi đột nhiên qua đời, Thanh đế cho phép Tsedendorj khôi phục địa vị cũ.[113]

Nhà ThanhMãn Châu quốc

Thanh Cung Tông

Ngày 12 tháng 2 năm 1912, Long Dụ Hoàng thái hậu xuống bút phê chuẩn "Thanh đế thoái vị chiếu thư", theo các "điều kiện ưu đãi của Hoàng đế nhà Thanh" ký với Trung Hoa Dân Quốc mới. Bấy giờ, Thái hậu Long Dụ sở dĩ phải chấp nhận bởi trước đó bà đã được Viên Thế Khải hối lộ 20.000 lượng vàng, và bị đe dọa sẽ bị chặt đầu nếu từ chối.[114] Theo đó, Thanh Tốn Đế Phổ Nghi vẫn giữ lại tước vị hoàng đế và được chính quyền Cộng hòa đối xử với danh nghĩa như một hoàng đế ngoại quốc. Ông và triều đình được phép ở lại trong Tử Cấm Thành, các cung điện riêng như Dưỡng Tâm Điện cũng như được ở lại trong Di Hoà Viên, hằng năm Chính phủ Cộng Hoà sẽ trợ cấp cho hoàng gia 4 triệu lượng bạc và duy trì một vị hoàng đế cũng như một triều đình nhà Thanh chỉ còn lại hư danh trong Tử Cấm Thành và tồn tại song song với chính quyền dân quốc.[115] Năm 1917, quân phiệt Trương Huân vốn là người trung thành với nhà Thanh nên đã phục hồi đế vị cho Phổ Nghi trong 12 ngày, từ ngày 1 tháng 7 đến 12 tháng 7.[116] Phổ Nghi bị trục xuất khỏi Tử Cấm Thành năm 1924 bởi Quân phiệt Phùng Ngọc Tường, sau khi lang thang ở một số nơi, Phổ Nghi chạy vào Công sứ quán Nhật. Năm 1932, Phổ Nghi được đế quốc Nhật Bản dựng lên làm Quốc trưởng Mãn Châu Quốc, đến năm 1934 thì đã chính thức đăng quang Hoàng đế Đại Mãn Châu Đế quốc với niên hiệu Khang Đức.[117]

Đại Mông Cổ quốc

Chí Tôn Bảo Vương

Năm 1915, Trung Quốc cùng đế quốc Nga và Đại Mông Cổ quốc ký với nhau một hiệp ướcKyakhta. Ngoại Mông đã hủy bỏ sự độc lập danh nghĩa, nhưng vẫn duy trì mức độ tự trị cao, Bogk Dokhan vẫn là nhà cai trị trên thực tế.[118] Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười đã diễn ra ở Nga khiến tình hình chính trị ở Mông Cổ cũng thay đổi, lãnh đạo bạch vệ của Nga Grigory Mikhaylovich Semyonov thành lập một lực lượng tại khu vực hồ Baikal, tuyên bố sẽ giúp Bogd Khan thành lập một nhà nước mới của người Mông Cổ.[119] Các hoàng tử thế tục bị chính phủ Mông Cổ gạt ra ngoài lề, họ không hài lòng với nền chính trị thần quyền của Bogd Khan và có xu hướng nghiêng về chính trị đối với Trung Quốc. Năm 1919, ngoại vụ đại thần của Đại Mông Cổ quốc là Balingiin Tserendorj yêu cầu chính phủ Bắc Kinh giúp đỡ, Tổng thống Cộng hòa Trung Hoa Từ Thế Xương đã phái tướng Từ Thụ Tranh gửi quân tới Mông Cổ, bắt Bagd Khan vào quản thúc tại gia.[120] Đại Mông Cổ quốc trở thành khu tự trị Ngoại Mông, trao lại toàn bộ quyền lực cho chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, Từ Thế Xương tuyên bố rằng Mông Cổ đã bãi bỏ chế độ quân chủ và đơn phương xé bỏ "Hiệp ước Trung Quốc-Nga-Mông Cổ" năm 1915.[121] Năm 1921, chính quyền Nga Xô viết đem binh tấn công, trục xuất hoàn toàn quân đội Trung Quốc khỏi Ngoại Mông, Bogd Khan trở lại thiết lập nền quân chủ lần thứ nhì, tuyên bố khôi phục Đại Mông Cổ quốc.[122]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phục bích tại châu Á http://202.41.85.234:8000/gw_44_5/hi-res/hcu_image... http://fmg.ac/Projects/MedLands/GEORGIA.htm#Bagrat... http://fmg.ac/Projects/MedLands/TURKS.htm#_Toc1790... http://hpj.asj-oa.am/2729/1/1977-1(117).pdf http://hpj.asj-oa.am/3552/ http://members.iinet.net.au/~royalty/ips/a/ajaigar... http://elibrary.bsu.az/books_rax/N_100.pdf http://medeniyyet.az/page/news/12709/Baki-xanlarin... http://files.bici.org.bh/BICIreportEN.pdf http://www.bhutanstudies.org.bt/publicationFiles/D...